Những dòng men được dùng trong gốm sứ Bát Tràng

Những dòng men được dùng trong gốm sứ Bát Tràng

Gốm sứ Bát Tràng từ lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam. Những dòng sản phẩm gốm sứ gia dụng Bát Tràng có mặt khắp mọi nơi cả trong và ngoài nước. Những bộ ấm chén Bát tràng cao cấp không chỉ được sử dụng trong mỗi gia đình mà còn làm quà biếu tặng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hiểu rõ về gốm sứ bát tràng thì không phải ai cũng biết. Hôm nay gốm sứ Hùng Anh xin giới thiệu tới các bạn những dòng men được dùng trong gốm sứ Bát Tràng.


Men lam

Được sử dụng từ thế kỷ 14, là dòng men được dùng sớm nhất tại Bát Tràng. Những người thợ gốm kết hợp men lam với kỹ thuật vẽ gốm bằng bút lông tạo nên những trang trí điển hình như rồng uốn, phong cảnh…

Đến thế kỷ 17, dòng men lam hạ dần sự phổ biến của mình, những hình vẽ bằng men lam trở nên kém chất lượng, không còn được tỉ mỉ trau chuốt như xưa, khiến cho men lam chảy nhòe và mất đi những đường nét.

Cuối thế kỷ 18, men lam quay trở lại, dần khôi phục chất lượng, được quan tâm chú trọng hơn.

Thế kỷ 19, men lam kết hợp với nhiều loại men khác để tạo ra những tác phẩm đa dạng và phong phú hơn, cạnh tranh với hàng gốm sứ Trung Quốc xâm nhập thị trường thời bấy giờ.

Men nâu

Cũng là một trong những loại men xuất hiện từ đầu ở Bát Tràng, tương tự như men lam. Ban đầu men nâu dùng để vẽ trang trí lên các loại đĩa, chậu, chân đèn. Men lam không bóng và có vết sần, nên thường thì thợ gốm sẽ phủ toàn bộ men nâu, cạo lớp ngoài và tạo hoa văn mộc. Bằng sự kết hợp màu sắc, người ta vẽ men nâu lên trên nền của lớp men trắng ngà và thu về màu vàng nâu.

Đến thế kỷ 19, men nâu chuyển sang trở thành men bóng rất được ưa chuộng và vẫn được áp dụng cho tới ngày nay.

Men trắng

Màu trắng của men gốc bị thay đổi thành nhiều dạng màu như xam, sữa đục, ngà … Loại men này thường được dùng để phủ lên men nâu, men lam, hay dùng riêng biệt. Dòng men trắng khá mỏng, dễ rạn nứt nếu quy trình làm không chuẩn.

Men xanh rêu

Men xanh rêu được nhiều người biết từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, được kết hợp sử dụng với các loại men trắng và nâu. Men xanh rêu dùng để vẽ mây, tô góc mảng diềm, cột long đình. Men xanh rêu mang ý nghĩa tượng trưng, vì loại men này chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ Bát Tràng vào thế kỷ 16-17.

Men rạn

Loại men độc đáo và ấn tượng này chỉ được sản xuất tại Bát Tràng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20. Men rạn được tạo nhờ độ co của men và xương gốm trong quá trình nung.


Đến thế kỷ 19, khi men rạn còn trong thời kỳ phát triển, loại men này đã được phối kết hợp với men lam. Men rạn biến tấu khá đa dạng với nhiều hình thức như không trang trí, khắc chìm, đắp nổi…

Làng nghề truyền thống Bát Tràng đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong tâm trí nhiều người. Những dòng đồ gốm như những bộ ấm chén bát tràng đã trở thành những đồ vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Để biết thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau

CÔNG TY TNHH QUANG MINH BT VIỆT NAM
Địa chỉ:Xóm 3, thôn Bát Tràng, xã bát Tràng, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Điện thoại:04 387 44 268 / 0936016382
Email:battrang2006@vnn.vn / battrang2006@gmail.com
Web: quangminhceramic.com | quatanggomsu.com.vn
https://www.facebook.com/quatanggomsu.com.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng báo giá gạch lát nền mới nhất ( Cập nhật liên tục)

Hạn chế của lò sản xuất gốm sứ Bát Tràng truyền thống

Vẻ đẹp sang trọng của bộ ấm chén bát tràng cao cấp